Mới đây, Tập đoàn Đèo Cả (Việt Nam) và Tập đoàn Petroleum Trading Lao – PTL Holding (Lào) đã ký kết thỏa thuận liên danh thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Theo đó, tuyến đường sắt Viêng Chăn (Lào) – Vũng Áng (Việt Nam) có tổng chiều dài 554,7 km trải dài lãnh thổ 2 nước Lào và Việt Nam. Dự án có quy mô 2 ray với khổ ray 1.435 mm, vận tốc 150 km/h, tổng mức đầu tư khoảng 149.550 tỷ đồng (tương đương 6,3 tỷ USD) thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Tuyến đường sắt sẽ kết nối Vientiane tới cảng Vũng Áng, kết nối với tuyến đường sắt Lào – Trung Quốc, kỳ vọng sẽ tạo ra tuyến vận tải hàng hóa mở rộng đến Bắc Lào và Nam Trung Quốc.
Chủ tịch PTL Holding, ông Chanthone Sitthixay, cho biết mong muốn của Chính phủ Lào là có sự kết nối, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp quan tâm đến các công trình giao thông gắn với biển để phát triển logistics và các dịch vụ khác. Vũng Áng của Việt Nam là cảng biển gần Vientiane nhất.
Riêng đoạn Mụ Giạ (Quảng Bình) – cảng Vũng Áng cũng được đề xuất đầu tư theo phương thức PPP với tổng chiều dài khoảng 103 km, gồm 8 nhà ga (1 ga chính, 7 ga trung gian) với tổng mức đầu tư khoảng 27.485 tỷ đồng.
Cảng Vũng Áng của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế của 2 nước thông qua trao đổi thương mại và vận tải hàng hải, hướng tới các thị trường Đông Bắc Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tuyến đường được xây dựng từ thủ đô Viêng Chăn của Lào đến cảng Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Do đó, tuyến đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng là một trong những dự án trọng điểm mà tỉnh Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm.
Hiện nay, Hà Tĩnh đang tập trung xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng sớm trở thành khu kinh tế động lực tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Cùng với đó, Hà Tĩnh tập trung thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chính vì vậy, tuyến đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tăng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai khu vực. Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh sẽ tận dụng cơ hội này để hình thành trung tâm logistics, kết nối hàng hóa đến cảng cửa ngõ.
Theo kế hoạch phát triển của Hà Tĩnh, dịch vụ logistics là một trong 4 ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh cần tập trung tạo đột phá phát triển từ nay đến năm 2030. Khi dự án kết nối Viêng Chăn – Vũng Áng hoàn thành, tuyến đường sẽ góp phần đưa Hà Tĩnh trở thành trung tâm logistics của vùng Bắc Trung Bộ.
Hơn nữa, việc xây dựng tuyến đường sắt nối thủ đô Viêng Chăn – cảng Vũng Áng của Việt Nam là sự kết hợp, tận dụng vị trí trung tâm của Lào trong ASEAN và lợi thế biển của Việt Nam. Tuyến đường sắt góp phần giúp tăng cường khả năng trung chuyển hàng hóa tại cảng biển Vũng Áng.
Trên thực tế, cảng Vũng Áng là cảng có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ giao thông giữa miền Trung Việt Nam, miền Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan. Theo tờ Vientiane Times (Lào), tuyến đường sắt sẽ kết nối trực tiếp thị trường hàng hóa của Thái Lan, Myanmar với cảng Vũng Áng của Việt Nam.
Cảng Vũng Áng nằm tại Khu kinh tế Vũng Áng. KKT Vũng Áng là một trong 8 khu kinh tế trọng điểm ven biển quốc gia được tập trung đầu tư phát triển với thế mạnh về công nghiệp thép và cơ khí, chế tạo; năng lượng; cảng biển nước sâu và dịch vụ logistics; với vị trí nằm trên hành lang các tuyến hàng hải quốc tế, trục hành lang kinh tế Đông – Tây trong tiểu vùng sông Mekong (GMS), với hạt nhân là dự án Khu liên hợp gang thép và cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương, các dự án điện,…
Khi tuyến đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng chính thức đi vào hoạt động, giao thương hàng hóa đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á được xếp dỡ nhanh hơn, thuận tiện hơn. Qua đó, giao thương thương mại giữa Việt Nam với các nước láng giềng được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, tuyến đường sắt nối Viêng Chăn (Lào) với Vũng Áng (Việt Nam) kết nối với đường sắt Lào – Trung có th
Minh Tiến
Nhịp sống thị trường